Top 4 công nghệ quyền năng trong chuyển đổi số doanh nghiệp

Trong thời đại 4.0 hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đều đua nhau tham gia chuyển đổi số. Bởi thế chiến lược này không còn là vũ khí cạnh tranh tạo khác biệt hóa. Thay vào đó, các công ty cần tập trung thử nghiệm các công nghệ chuyển đổi số, chọn lựa nền tảng phù hợp và tối ưu cách sử dụng để tăng tốc phát triển cho tổ chức của mình. Vậy đâu là những công nghệ quyền năng đáng đầu tư, cùng SOM tìm hiểu 5 gợi ý sau nhé.

Yếu tố quyết định thành công khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số không còn là điều gì quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Đặc biệt, sau 2 đợt đại dịch khiến nhiều lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc tăng tốc chuyển đổi số.

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và ít nơi có thể tự tin tuyên bố chuyển đổi thành công. Trong tất cả những thách thức khi chuyển đổi số, yếu tố công nghệ luôn là một trong những nguyên nhân then chốt khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn ‘chân trong chân ngoài’ trong việc 4.0 hóa công ty.

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và ít nơi có thể tự tin tuyên bố chuyển đổi thành công. Trong tất cả những thách thức khi chuyển đổi số, yếu tố công nghệ luôn là một trong những nguyên nhân then chốt khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn "chân trong chân ngoài" trong việc 4.0 hóa công ty.

Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ, phần mềm cũng đang liên tục được làm mới mỗi ngày. Việc tích phần mềm công nghệ nào vào hệ thống vận hành không chỉ là đánh giá các giải pháp và bài toán hiền tại mà còn cần đối chiếu trong tầm nhìn tương lai – từ những thay đổi trong bản thân doanh nghiệp đến khả năng đáp ứng của phần mềm. 

Ngoài ra nhà quản lý cũng cần liên tục để mắt đến các xu thế phần mềm và độ hoàn chỉnh trong các ứng dụng hiện có, từ đó tìm ra các khả năng khai thác hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!

Top 4 công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

1 – Big Data (Dữ liệu lớn)

Mỗi ngày, dữ liệu có thể được thu thập ở mọi nơi bạn đến, mọi điểm chạm trên điện thoại thông minh, mỗi chia sẻ với nhân viên tư vấn… Tập dữ liệu khổng lồ đó gọi là big data, nếu được khai thác đúng và sâu, sẽ giúp doanh nghiệp bắt nhanh các điểm đắt giá, có thể thay đổi vận mệnh của tổ chức và toàn lĩnh vực tăng tốc chuyển đổi số.

Đa phần doanh nghiệp thường sử dụng dữ liệu lớn để phân tích thông tin khách hàng, bao gồm nhân khẩu học, hành vi, sở thích… Từ đó đưa ra các nội dung cá nhân hóa, tăng độ yêu thích và lòng trung thành dành cho thương hiệu. Bởi họ cảm nhận mình được quan tâm và hiểu đúng tâm lý, cả những điều mà họ ngại nói.

Một số doanh nghiệp đã tận dụng Big data để làm nền tảng cho các ứng dụng tự động hóa, chẳng hạn như Youtube với những đề xuất video thông minh, Spotify với playlist xếp theo gu âm nhạc của chủ tài khoản, các sàn thương mại điện tử với danh sách sản phẩm gợi ý liên quan đúng nhu cầu… 

2 – IoT (Internet vạn vật)

Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things) là hệ thống đấu nối giữa các thiết bị, sự vật và con người giúp thu thập, trao đổi, lưu trữ, xử lý thông tin để đưa ra quyết định nhanh chóng thông qua các cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác. Miễn là đồ vật có thể kết nối internet là có thể triển khai IoT, không giới hạn ở các thiết bị như máy tính, điện thoại.

IT đặc biệt có ích với các doanh nghiệp chuyển đổi số muốn có thông tin real-time (cập nhật ngay ở thời gian thực). Không cần tốn nhiều nhân lực, không cần e ngại về thời gian, IT giúp lãnh đạo nhận ngay kết quả mà không cần đến tận nơi, để kịp thời phát hiện vấn đề nếu có và đưa ra giải pháp tiện lợi. 

Một trong những ứng dụng của IT cho doanh nghiệp có thể kể đến như thiết bị định vị theo thời gian thực, cảm biến trong sản xuất hoặc các hệ thống an ninh…

Ngoài ra đây cũng là xu hướng được ứng dụng nhiều trong việc đổi mới sản phẩm, đặt biệt là trợ lý thông minh hay các thiết bị gia dụng, smart home. Và với những định hướng mới về một smart city ở nhiều quốc gia như hiện nay, ứng dụng của IT có thể nói là một mỏ vàng tiềm năng cho nhiều ngành nghề khai thác. 

3 – AI (Trí tuệ nhân tạo)

Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ chuyển đổi số mới mẻ và thu hút công chúng nhất hiện nay. AI chủ yếu thay thế một phần hoặc phụ trách hoàn toàn công việc của con người. Một số ứng dụng phổ biến của AI trong chuyển đổi số:

●   Chat bot chăm sóc khách hàng tự động

●   Phân tích và tổng hợp dữ liệu, làm cơ sở cho chiến lược, kế hoạch kinh doanh, marketing

●   Xử lý các thông tin lớn, phức tạp chẳng hạn giao dịch tài chính, bảo hiểm

●   Phát hiện các khuôn mẫu bất thường, hỗ trợ bảo vệ an toàn CNTT, phòng trống gian lận

●   Hỗ trợ các vấn đề, đưa ra đề xuất về chuỗi cung ứng, phân phối

Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp ích trong quá trình vận hành, sản xuất mà còn tác động tích cực đến việc ra quyết định, kết quả kinh doanh, mở ra cơ hội rộng lớn trong tương lai.

4 – Cloud (Điện toán đám mây)

Điện toán đám mây là một trong những công nghệ chuyển đổi số giúp tiết kiệm chi phí tối đa. Doanh nghiệp có thể phân phối, kết nối, sử dụng tài nguyên với chính sách thanh toán theo mức sử dụng.

Giờ đây các công ty có thể sử dụng đến đâu, trả chi phí đến đấy mà không phải quá lo về quy trình vận hành, chi phí bảo trì định kì. Hiện nay có nhiều phần mềm, hệ thống có sẵn giúp nhà quản lý dễ dàng chọn Cloud phù hợp nhu cầu: Gmail, Amazon Web Services, Dropbox…

Không chỉ có 4 công nghệ chuyển đổi số nêu trên, mà thị trường hiện nay vẫn không ngừng phát minh và cập nhật liên tục các công cụ, phần mềm mới mẻ hỗ trợ quá trình số hóa. Vậy làm sao để lựa chọn đúng, đánh giá chính xác chất lượng của những công nghệ đó? 

 Tư duy lãnh đạo – yếu tố cốt lõi để lựa chọn công nghệ chuyển đổi số hiệu quả

Suy cho cùng, công nghệ chỉ là công cụ, còn người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự thành bại của doanh nghiệp là người lãnh đạo. Chính các quản lý là nhân tố giúp việc tuyển chọn và tận dụng công nghệ chuyển đổi số hiệu quả. Nếu người đứng đầu có hiểu biết và tư duy số hóa, hiển nhiên họ sẽ biết nên chọn gì và làm gì với các nền tảng kỹ thuật số.

 
Nguồn: https://som.edu.vn/4-cong-nghe-chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep-pho-bien/ 

Liên hệ quảng cáo
PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên
Địa chỉ: 56 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, thành phố Thủ Đức, TP.HCM
E-mail: quanhedoanhnghiep@hub.edu.vn
Điện thoại: (028) 38971633