IT và Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
I. Tìm hiểu ngành công nghệ thông tin (IT)
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Nhân viên IT là người có công việc duy trì các hoạt động của hệ thống máy tính cũng như mạng, đảm bảo sao cho chúng luôn trong tình trạng tối ưu nhất. Bên cạnh đó, họ còn hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức các kỹ năng cơ bản để có thể chạy và sử dụng chương trình máy tính, cơ sở hạ tầng IT một cách an toàn và hiệu quả.
Tóm lại, việc làm ngành IT chủ yếu sẽ làm các công việc liên quan đến máy tính và phần mềm máy tính. Ở Việt Nam IT còn được hiểu là những người lập trình, công việc của những IT không chỉ dừng lại ở việc xử lý dữ liệu máy tính nữa mà những người này còn phải thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế và viết phần mềm máy tính,… Tùy thuộc vào yêu cầu của từng công ty mà IT sẽ đáp ứng những nhu cầu làm việc của họ.
II. Yêu cầu đối với nhân viên ngành IT
1. Bằng cấp
Muốn trở thành nhân viên IT, bạn cần có bằng tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học hoặc trường dạy nghề về CNTT. Tuy nhiên ngành CNTT không chú trọng vào bằng cấp mà chú trọng vào tay nghề. Điều quan trọng nhất của nhân viên IT khi ứng tuyển là cho nhà tuyển dụng thấy bạn làm được gì.
2. Am hiểu công nghệ
Các sản phẩm và ứng dụng từ công nghệ ngày càng phổ biến, do đó nhân viên IT phải am hiểu công nghệ trong từng lĩnh vực để có thể hiểu về công việc và phối hợp các công nghệ hiệu quả.
3. Thành thạo kỹ năng chung về mạng
Mạng là yếu tố quan trọng trong công việc, dù bạn làm trong lĩnh vực gì. Trước khi phát triển bản thân về bất cứ phương diện nào thì cũng cần có những hiểu biết nhất định về mạng.
4. Khả năng quản lý thời gian hiệu quả
Công việc của dân IT thường rất bận rộn, có thể làm ngày làm đêm. Vì thế việc sắp xếp công việc theo những khung giờ nhất định sẽ giúp bạn có thể quản lý tốt thời gian. Bên cạnh đó, việc tạo ra deadline cho công việc và thực hiện nó sẽ đảm bảo công việc không bị chồng chéo lên nhau và được hoàn thành hiệu quả.
5. Có kỹ năng đọc tài liệu tốt
Không giống với các ngành khác, ngành CNTT thay đổi trong từng giây, nhân viên IT phải cập nhật kiến thức liên tục nhưng không phải lúc nào cũng có trường lớp để bạn theo học, bạn cần phải tự học, tự đọc nếu muốn phát triển lâu dài trong ngành này. Bên cạnh đó, kỹ năng đọc còn giúp bạn mở rộng kiến thức để phục vụ đời sống và công việc. Bên cạnh đó còn rèn cho nhân viên IT sự tỉ mỉ và kiên nhẫn.
6. Học đi đôi với hành
Làm một nhân viên IT thì việc thực hành rất quan trọng vì công việc luôn là thực tế chứ không phải là lý thuyết trên sách. Thực hành nhiều sẽ giúp bạn thạo việc hơn, linh hoạt xử lý công việc. Bên cạnh đó, cũng giúp bạn học hỏi và ghi nhớ nhanh hơn những trang giấy khô khan.
7. Luôn nâng cao trình độ tiếng Anh
Tiếng Anh rất quan trọng với dân IT. Ngoài những yêu cầu về tiếng Anh trong công việc, thì nói tiếng Anh thành thạo sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là làm việc ở các công ty nước ngoài.
III. Cơ hội nghề nghiệp ngành IT
Ngành CNTT được dự đoán là một trong những ngành nghề có triển vọng nhất tại Việt Nam nhất là khi nước ta đang hội nhập hóa, toàn cầu hóa sâu rộng với những hiệp định thương mại tự do như CPTT, EVFTA…, chúng ta đang cần nhân lực để bắt kịp với công nghệ của các quốc gia trên thế giới. Có thể nói cơ hội việc làm IT sẽ luôn dồi dào trong ít nhất là từ 5-10 năm tới
1. Lĩnh vực phát triển APP di động
Không thể phủ nhận rằng, điện thoại giờ đã trở thành vật “bất ly thân” của hầu hết mọi người. Nhu cầu tạo ra các ứng dụng trên điện thoại ngày càng tăng cao. Nhân viên IT thuộc lĩnh vực phát triển ứng dụng di động chính là những người tạo ra những app mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Nhân viên IT thuộc lĩnh vực này có thể tạo ra các ứng dụng di động, các app trên điện thoại tương tự như Zalo, Facebook… Hiện nay, phát triển ứng dụng di động được thực hiện trên những nền tảng phổ biến như IOS, Android, Windows Phone.
2. Lĩnh vực phát triển web (Web Developer)
Nhân viên IT còn có thể là những người phát triển web hay còn được biết đến với cái tên phổ biến hơn là Web Developer. Họ là những lập trình viên công nghệ thông tin (CNTT) tham gia vào việc tạo và phát triển ứng dụng World Wide Web (www).
Công việc chủ yếu là tạo các ứng dụng chạy trên trình duyệt như Google, Cốc Cốc, Firefox… Có 2 loại website là web động và web tĩnh nhưng lập trình viên chỉ tạo web động. Web động còn bao gồm cả các web ứng dụng. Một ngôn ngữ trình duyệt web phổ biến là PHP. Web Developer sẽ sử dụng ngôn ngữ kịch bản lệnh PHP (Hypertext Pre) để viết các ứng dụng web từ máy chủ.
3. Lĩnh vực lập trình nhúng
Lĩnh vực lập nhúng có công việc giống như lập trình viên nhưng môi trường làm việc của họ khác với lập trình trình viên thông thường. Điểm khác biệt là ở môi trường lập trình. Những chiếc ô tô, máy bay… hiện đại ngày nay có rất nhiều chip để xử lý các lệnh trong quá trình vận hành. Người lập trình các con chip này chính là các lập trình viên nhúng. Và mỗi bộ phận này chính là một hệ thống nhúng.
4. Lĩnh vực phát triển game
Đây là “mảnh đất màu mỡ” của các nhân viên IT vì nhu cầu giải trí luôn luôn là vô tận. Lĩnh vực phát triển game luôn trong tình trạng “thừa cầu thiếu cung” vì vậy nếu bạn đam mê lĩnh vực này đừng ngần ngại ứng tuyển vào các vị trí nhân viên phát triển game của các công ty phát hành game.
Quy trình làm game sẽ bao gồm những bước sau:
- Thiết kế bản phác thảo ý tưởng, nêu ra những điểm hấp dẫn.
- Phát triển nhanh bản demo gameplay để chơi thử, cảm nhận, đánh giá, tìm lỗi sai để sửa chữa.
- Phát triển game hoàn chỉnh song song với Artist và Game Designer.
- Hoàn thiện game.
Với xu hướng di động hóa ngày càng vượt trội, nhân viên IT lập trình game dựa trên nền tảng các hệ điều hành như iOS, Android. Bên cạnh đó còn lập trình đa nền tảng với ngôn ngữ web.
5. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo tiếng Anh là Artificial Intelligence. Thế giới đang tiến rất nhanh vào cách mạng công nghiệp 5.0 và trí tuệ nhân tạo sẽ đưa sáng tạo công nghệ đạt đỉnh cao.
Facebook có thể nhận diện hình ảnh, google nhận diện giọng nói, SoftBank chế tạo robot Pepper làm lễ tân… tất cả đều là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì AI thực sự là công việc hấp dẫn với nhu cầu nhân lực lớn.
6. Bảo mật thông tin
Vấn đề bảo mật, an ninh mạng đang là mối lo chung trên toàn thế giới, ngay cả những tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook… cũng phải đối mặt với những tin tặc. Vì vậy, nhân viên IT hoạt động trong lĩnh vực bảo mật thông tin cũng là một vị trí mà công ty nào cũng cần. Một kỹ sư IT trong lĩnh vực bảo mật, đặc biệt là điện toán đám mây sẽ là nghề có cơ hội việc làm rất cao.
7. Kết hợp với các ngành nghề khác
Nhân viên IT không phải lúc nào cũng hoạt động trong các công ty công nghệ. Nhân viên IT còn đảm bảo cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các công ty ngoài ngành CNTT vận hành trơn tru.
Công việc có thể bao gồm cả việc cài đặt hệ thống mạng, đảm bảo các phần cứng như máy móc, bàn phím, màn hình… hoạt động hiệu quả, sửa chữa khi cần thiết. Bên cạnh đó, nhân viên IT còn có thể hoạt động trong mọi ngành như y tế, giáo dục, giải trí… Vì hiện nay công nghệ được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.
IV. Kinh nghiệm tìm việc của nhân viên IT
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì ngành IT – công nghệ thông tin vẫn là ngành nghề hấp dẫn với cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập khá cao. Vậy làm kinh nghiệm tìm việc của nhân viên IT là gì?
1. Bằng cấp không phải yếu tố quan trọng nhất
Trên thực tế, bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng nhất, không ảnh hưởng nhiều đến quyết định nhận một nhân viên IT của nhà tuyển dụng. Đối với ngành IT bằng cấp sẽ xếp sau kinh nghiệm vì quan trọng nhất đối với một nhân viên IT đó là bạn làm được gì, bạn có kinh nghiệm ra sao.
Ngay lần đầu tiên gặp mặt, bạn hãy tự tin thể hiện được trình độ của bản thân với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó là tiềm năng phát triển trong nghề nghiệp đến đâu. Bạn có thể làm nhiều thứ với sự tự tin. Đôi khi đó là vũ khí, cũng như lời cam kết uy tín với nhà tuyển dụng về năng lực của bạn.
Tuy nhiên, dù là thủ tục đi chăng nữa, bằng cấp vẫn có vai trò vì một tấm bằng tốt giúp bạn tạo ấn tượng hơn và cũng đảm bảo cho kiến thức của bạn.
2. Không ngừng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới
Hãy bắt kịp với những kiến thức mới nhất khi bạn phát triển trong một ngành năng động như CNTT. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn làm mới và cập nhật kiến thức như thế nào bằng cách không ngừng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới
3. Tham gia các cuộc thi lập trình
Các cuộc thi lập trình của các công ty công nghệ lớn được tổ chức rất nhiều, tham gia vào các cuộc thi này không chỉ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm mà còn giúp bạn tăng điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng và có không ít trường hợp, các nhân viên IT được tuyển chọn ngay trong cuộc thi. Hơn nữa, thường khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên IT, bạn cần làm bài test đầu vào, việc tham gia nhiều cuộc thi là một bước đệm chuẩn bị tốt cho bạn..
4. Phát triển các kỹ năng mềm
Không ai muốn làm việc với một người thiếu những kỹ năng mềm cơ bản. Nếu bạn cho rằng nhân viên IT suốt ngày chỉ làm việc với máy tính thì điều đó chưa chuẩn xác vì nhân viên IT vẫn phải hoạt động trong một hệ thống, họ cần các cộng sự và phải làm việc hiệu quả trong một tổ, đội. Vì thế, kỹ năng mềm vẫn rất cần thiết với nghề tưởng chừng chỉ làm việc với máy móc này.
5. Nắm bắt nhà tuyển dụng
Nắm bắt nhà tuyển dụng là điều cần thiết vì nếu bạn hiểu được nhà tuyển dụng muốn gì và đáp ứng được nó, bạn sẽ nắm chắc phần thắng. Trước khi tham gia buổi phỏng vấn, nên tìm hiểu về công ty ứng tuyển, vị trí mà bạn ứng tuyển.
Bạn có thể hỏi nhân viên đi trước về kinh nghiệm. Khi có sự chuẩn bị bạn sẽ tự tin hơn. Từ đó dễ dàng xử lý các tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra hơn. Đừng lo lắng khi tham gia tuyển dụng nhân viên IT. Hãy linh hoạt trong cách ứng xử và trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Nguồn: thegioididong.com